Nguyên Nhân Suy Giảm Thính Lực Là Gì?
Khiếm thính là tình trạng nghe kém hoặc không nghe được lời nói của đối phương khi giao tiếp ở tần số bình thường.
Nếu mức độ nghe bị mất trung bình từ 50dB trở lên thì gọi đó là khiếm thính còn mức độ nghe bị mất từ 80dB trở lên và chỉ nghe được tiếng động mạnh ở sát tai thì được gọi là điếc.
Không phát hiện và điều trị kịp thời có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng hiểu ngôn ngữ và lời nói.
Suy Giảm Thính Lực Ở Trẻ Em
Trẻ em bị nghe kém, điếc, khó khăn về nghe,… là tình trạng trẻ bị giảm một phần hoặc toàn bộ sức nghe, khiến trẻ không nghe được với cường độ âm thanh bình thường. Những trẻ bị mất khả năng nghe khi vừa sinh ra hoặc bị giảm thính lực trong những năm đầu đời thường không có khả năng phát triển ngôn ngữ bình thường, dẫn tới không nói được.Sự giảm thính lực có thể ảnh hưởng đến học tập ở trường của trẻ, trẻ bị bạn bè trêu chọc, cách ly với xã hội, và gặp khó khăn về cảm xúc.
Suy Giảm Thính Lực Ở Người Lớn Tuổi
Giảm thính giác là hiện tượng rất hay gặp ở người cao tuổi. Theo tổ chức y tế thế giới, có khoảng 40% người trên 65 tuổi bị giảm thính giác do bộ phận dẫn truyền âm thanh thoái hóa hay bộ phận thần kinh dẫn tín hiệu nghe lên não bị ảnh hưởng. Đây là quá trình lão hóa khiến chức năng nghe bị rối loạn hoặc có thể gây điếc ở người cao tuổi…
Suy Giảm Thính Lực Có Thể Dẫn Đến Sa Sút Trí Tuệ ( Dementia )
Khi chúng ta ngày càng lớn tuổi sẽ có xu hướng suy giảm khả năng nhận thức ở một mức độ nào đó, có thể nặng hoặc nhẹ.Suy giảm nhận thức có thể kèm theo nhiều vấn đề như đau đầu như tính dễ quên, mất nhiều thời gian hơn để tiếp thu những điều mới và khó tập trung.Chúng ta có thể không ngăn được việc đó – nhưng các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng chúng ta có thể làm chậm quá trình này lại. Chìa khóa để làm chậm quá trình này nằm ở mối liên hệ giữa não bộ và thính giác.Thính giác và não bộ có một mối quan hệ hai chiều, thính giác được cải thiện đồng nghĩa với việc não bộ sẽ được phát triển khỏe mạnh.