Thính giác là một trong năm giác quan, quan trọng bậc nhất của con người. Giống như các giác quan khác, khi bị suy giảm thính giác sẽ gây ra rất nhiều trở ngại cho cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Nó ảnh thường đến từng thói quen sinh hoạt và đặc biệt là trong giao tiếp xây dựng mối quan hệ xã hội và kĩ năng ứng xử của chúng ta.
Một khi khả năng nghe của bạn bị mất, không có cách nào để làm cho nó trở lại bình thường. Người lớn ở mọi lứa tuổi nên kiểm tra thính lực thường xuyên để ngăn chặn sự tiến triển của tình trạng suy giảm thính lực càng sớm càng tốt. Tại đây
Mức độ nguy hiểm của việc suy giảm hay mất thính lực :
- Tăng nguy cơ sa sút trí tuệ: Trong một nghiên cứu theo dõi 639 người trưởng thành trong gần 12 năm, các chuyên gia của Đại học Johns Hopkins phát hiện ra rằng, giảm/mất thính lực nhẹ làm tăng gấp đôi nguy cơ sa sút trí tuệ. Những người bị khiếm thính nặng có nguy cơ bị sa sút trí tuệ cao gấp 5 lần. Khi khả năng nghe của bạn suy giảm, não của bạn nhận được ít kích thích hơn bình thường vì nó không hoạt động để xác định các âm thanh và sắc thái khác nhau. Theo thời gian, việc thiếu vận động cho não của bạn có thể dẫn đến mất trí nhớ.
- Tăng nguy cơ té ngã và các tai nạn trong lao động sinh hoạt khác: Khi bước đi, đôi tai của bạn thu nhận những tín hiệu tinh tế giúp giữ thăng bằng. Suy giảm/mất thính lực sẽ làm gián đoạn hoặc tắt các tín hiệu quan trọng này. Nó cũng khiến não của bạn hoạt động nhiều hơn chỉ để xử lý âm thanh vì vậy khả năng phân tích, xử lý tình huống xung quanh bị hạn chế. An toàn trong di chuyển và làm việc của người có suy giảm thính lực thực sự là một vấn đề lớn.
- Gia tăng các cảm xúc tiêu cực: Người bị suy giảm thính lực dễ bị khó chịu, tức giận, căng thẳng, mệt mỏi, trầm cảm…
- Hạn chế trong giao tiếp: Suy giảm thính lực khiến người bệnh ngại tiếp xúc với người khác vì tự ti, khó bắt kịp tiến độ giao tiếp. Khi bị mất thính giác, người bệnh có thể gặp khó khăn khi theo dõi các cuộc trò chuyện trong môi trường nhóm. Do vấn đề này, họ có xu hướng rút lui khỏi các hoạt động xã giao với bạn bè và gia đình. Theo thời gian, lâu dần dẫn đến trầm cảm và lo lắng.
Cho dù nguyên nhân nghe kém là do bẩm sinh, tuổi già, bệnh hoặc suy giảm thính lực do bị ảnh hưởng từ việc chữa trị các bệnh khác, thì việc hồi phục sức nghe như ban đầu là điều không thể. Bạn cần được đánh giá chuyên khoa và thử các loại máy trợ thính phù hợp để cải thiện cuộc sống. Tại đây
Suy giảm thính lực đang có chiều hướng gia tăng. Đặc biệt đáng chú ý ở đây là hậu covid 19 ảnh hưởng đến thính giác chiếm tỉ lệ khá cao. Người trẻ tuổi thường sử dụng tai nghe để nghe nhạc trong thời gian dài ở mức âm lượng cao. Việc tiếp xúc âm thanh môi trường ồn cũng gây ra suy giảm thính lực. Chú ý đến thời gian và mức âm lượng sẽ giúp bảo vệ tai bạn, tránh nguy cơ suy giảm thính lực. Nếu cảm thấy bản thân bị giảm thính lực nên đến ngay các trung tâm y tế thăm khám và tìm ra giải pháp thích hợp nhất. Tại đây